Một số chế tài về tội tham nhũng - tìm hiểu

Trong đó, người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

   

2. Theo quy định của luật phòng, chống tham nhũng, có bao nhiêu hành vi tham nhũng?

          Theo quy định tại Điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng có 12 hành vi tham nhũng, bao gồm:

          1. Tham ô tài sản

          2. Nhận hối lộ

          3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

          4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi        

          5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

          6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi

          7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi

          8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, ổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi

          9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi

          10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi

          11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

          12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

3. Việc xử lý tham nhũng dựa trên những nguyên tắc nào?

          - Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh.

          - Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

          - Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

          - Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

          - Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật.

          - Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khác vẫn bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.

4. Khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng, cán bộ, công chức, viên chức phải làm gì?

          Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị  nơi mình làm việc thì cán bộ, công chức, viên chức phải ngay đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến dấu hiệu tham nhũng đó thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp.

          - Cán bộ, công chức, viên chức biết được hành vi tham nhũng mà không báo cáo, người nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng mà không xử lý thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

5. Pháp luật quy định việc tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?

          - Cán bộ, công chức, viên chức không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;

          - Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được nhận quà tặng theo đúng quy định của pháp luật và phải ký xác nhận, phải kê khai thu nhập trong trường hợp pháp luật có yêu cầu; đối với quà tặng không đúng chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng thì cán bộ, công chức, viên chức phải từ chối và giải thích rõ lý do đối với người tặng quà, trong trường hợp không thể từ chối được cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình để xử lý theo quy định. Thời hạn báo cáo Thủ trưởng và nộp lại quà tặng cho cơ quan, đơn vị mình là trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quà tặng (trường hợp báo cáo và nộp lại quà tặng chậm hơn so với thời hạn nêu trên thì người nhận quà tặng phải giải trình lý do);

          - Nghiêm cấm lợi dụng việc tặng quà, nhận quà tặng để hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi.

6. Người có hành vi tham nhũng sẽ bị xử lý ra sao?

          - Người có hành vi tham nhũng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực, pháp luật thì phải buộc thôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Bộ Luật Hình sự năm 1999 quy định có các tội danh về tham nhũng sau: tội tham ô tài sản; tội nhận hối lộ; tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản…; với khung hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình./.

 

CHUYÊN TRANG NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
LUẬT SƯ QUẢN LÝ - HOTLINE: 0938188889